---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Hương Hải
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Chùa do chú Trịnh Giang xây ở làng Phù Vệ, huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Hưng.
1. Theo địa lý học huyền thoại của Ấn Độ giáo, biển Hương Hải bao quanh núi Tu Di (Simeru) là ngọn núi cao nhất của một tiểu thế giới.
2. Tên vị Thiền sư Việt Nam nổi tiếng, sinh năm 1627, đỗ Cử nhân năm 18 tuổi, sau một thời gian làm quan (Tri phủ Triệu Phong (Quảng Trị), ông xuất gia, trở thành một Thiền sư lỗi lạc ở Đàng trong, sau vì bị chúa Nguyễn Phúc Tần nghi ngờ, có liên lạc với miền Bắc, sư bèn cùng năm mươi đệ tử vượt thuyền ra Bắc, năm 1682. Ở đây, sư chủ trì đạo tràng Nguyệt Đường, học trò đến học rất đông. Sư là tác giả hơn ba mươi tác phẩm văn Nôm về Phật giáo. Sư mất ngày 13-5-1715 (Ất Mùi), thọ 88 tuổi
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 香 海 (1628-1715). Thiền tăng đời Lê trung hưng, thuộc thiền phái Trúc Lâm. Sư quê ở làng ấn Độ, huyện Châu Phúc, miền Bắc Việt Nam. Năm 18 tuổi đỗ Hương Tiến, được bổ làm Tri phủ phủ Triệu Phong (nay là tỉnh Quảng Trị). Năm 25 tuổi xuất gia. Bài kệ dạy vua Lê Dụ Tông:
返 聞 自 己 每 常 光
審 察 思 惟 仔 細 看
莫 教 夢 中 尋 知 識
相 來 面 上 覩 師 顏
“Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
Thẩm sát tư duy tử tế khan
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức
Tương lai diện thượng đổ sư nhan”.
“Hằng ngày quán lại nơi chính mình
Xét nét kỹ càng chớ dễ khinh
Trong mộng tìm chi người tri thức
Mặt thầy sẽ thấy trên mặt mình”.
Tác phẩm:
1. Giải Pháp Hoa Kinh.
2. Giải Kim Cang Kinh lý nghĩa
3. Giải Sa di Giới Luật
4. Giải Phật Tổ Tam Kinh 3 quyển
5. Giải A di đà Kinh
6. Giải Vô Lượng Thọ Kinh
7. Giải Địa Tạng Kinh
8. Giải Tâm Kinh Đại Điên
9. Giải Tâm Kinh Ngũ Chỉ
10. Giải Chân Tâm Trực Thuyết
11. Giải Pháp Bảo Đàn Kinh 6 quyển
12. Phổ Khuyến Tu Hành 1 quyển.
13. Cơ duyên vấn đáp tinh giải.
14. Lý sự dung thông
15. Quán Vô Lượng Thọ Kinh quốc ngữ.
Ổ Bánh Mì Nhỏ     TỪ BI LÀ CAO THƯỢNG     Đậu Phụ Xốt Dứa Tươi     Tu Tại Gia     Tu trong đạo Phật khác với các tôn giáo khác ở chỗ nào?     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Huệ Tư     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – The Iron Girl     Lập Bàn Thờ Ở Tầng Trệt Được Không?     Bí Đỏ Ôm Đậu Phộng     Gõ Cửa Thiền – Tụng Kinh     




















































Pháp Ngữ
Tử Trương cung kính hỏi Thầy:
Sửa mình cần giữ điều gì mới an?
Khổng Tử nói: Khắp thế gian,
Chỉ cần biết "nhẫn" là an tình hình.
Thiên tử "nhẫn", nước thanh bình,
Chư hầu "nhẫn", địa phương mình mở mang.
Quan "nhẫn" địa vị thêm sang,
Anh em "nhẫn" cảnh nhà càng giàu ra.
Vợ chồng "nhẫn" tình thiết tha,
Bạn bè "nhẫn" mới vang xa tiếng lành.
Ai đem chữ "nhẫn" giữ mình,
Thì bao tai họa thôi rình rập ngay.
Tử Trương tiếp tục hỏi Thầy:
Lỡ không "nhẫn" nổi, chuyện này ra sao?
Khổng Tử đáp: Hại rất to,
Thiên tử không "nhẫn" của kho chẳng đầy.
Chư hầu không "nhẫn" tan thây,
Quan lại không "nhẫn" dắt tay vào tù.
Anh em không "nhẫn" là ngu,
Sống chung khá giả, phân cư hóa nghèo.
Vợ chồng không "nhẫn" càng eo,
Tình nghĩa lạnh nhạt, cám treo heo thèm.
Bản thân không "nhẫn" khó êm,
Nạn to, nạn nhỏ, ngày đêm khó trừ.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,768,159